Les Valses de Vienne

Image
Điệu Valse là một điệu nhạc hầu như ai cũng đã từng nghe nói đến, hoặc đã từng thấy vì tính phổ biến và sự dễ dàng để có thể thực hành điệu nhảy theo nhịp 3/4 này. Và với sự ôm sát nhau của 2 cơ thể người nam và người nữ khi theo nhịp Valse, trong nhịp xoay vòng nhanh, điệu nhạc đã trở thành một nhịp phổ biến để những nhạc sĩ dựa vào đấy viết lên những tác phẩm âm nhạc đầy tình cảm của mình. Nếu ai đã từng được xem bộ phim Fanfan có nữ diễn viên Pháp vô cùng xinh đẹp Sophia Marceau, trong một cảnh quay trong một phòng kiêu vũ, dưới âm nhạc của điệu Valse, cô mặc chiếc đầm trắng như váy cưới, ôm lấy chàng trai của mình, khuôn mặt hạnh phúc, họ nhảy bên nhau điệu valse, điệu valse đó cứ kéo dài mãi, họ cứ ôm lấy nhau, những cú máy quay từ trên cao xuống khuôn mặt Sophie đang ngước lên đôi mắt sáng ngời, trong nhịp tưởng như bất tận, ta như nhìn thấy tình yêu bất tận trong họ. Continue reading

The Painted Veil – Tình yêu: trừng phạt và tha thứ

Layout 1Có một cô gái hỏi tôi rằng “Mất bao lâu để hiểu hết con người anh”, tôi bảo rằng “đôi khi em chỉ cần mất 1 tuần, đôi khi cả năm đôi khi em phải đi bên anh cả đời mới hiểu được”. Cũng như để tôi hiểu lại em, tôi cũng cần chừng đó thời gian. Chính vì vậy mà câu “đôi khi khoảng cách giữa hai con người là chuyến hành trình vĩ đại nhất” dành cho bộ phim The Painted Veil (John Curran, 2006) thật hay và đúng. Vì để đi hết hành trình đó, hai con người đến được với nhau ở điểm cuối cùng phải thực sự dũng cảm, thấu hiểu, chấp nhân và tha thứ, nếu không hành trình đó sẽ không bao giờ hoàn tất, để rồi chúng ta chưa kịp chạm vào nhau bằng thứ tình yêu được vun đắp đầy mãnh liệt, mỗi người đã rẽ hướng đi tìm hành trình khác trong cuộc đời mình. Continue reading

Blue Ruin – Nỗi buồn tận diệt

311213.jpg-r_640_600-b_1_D6D6D6-f_jpg-q_x-xxyxxBản nhạc Souls No Regrets của Little Wille Johnson cất lên ở cuối phim Blue Ruin mang lại một nỗi buồn khôn tả của hành trình trở về quê nhà của một gã lang thang để bảo vệ gia đình sau 10 năm bỏ nhà ra đi vì nỗi đau mất cha mẹ quá lớn. Nó gợi lại hình ảnh của một kẻ tứ cố vô thân, lục thùng rác để kiếm thức ăn, lẻn vào nhà người lạ khi tất cả đều đi vắng để tắm rửa, đôi mắt luôn chất chứa một sự vô hồn và tuyệt vọng. Chuyện gì đã xảy ra và cuộc đời anh gã sẽ ra sao? Blue Ruin của đạo diễn Jeremy Saulnier là một bộ phim dạng trả thù, ly kì, nhẫn tâm. Nó không gây ám ảnh về sự tàn bạo như cách bộ ba phim của đạo diễn Hàn Quốc Park Chan Wook đã làm, nhưng nó gây trong ta một nỗi buồn sâu sắc và sự căng thẳng như dây đàn trong suốt 90 phút của phim. Continue reading

Frances Ha – đơn giản yêu, đơn giản sống

Greta GerwigKhi người ta chưa phát minh ra phim màu, những bộ phim trắng đen là điều bình thường, bắt buộc, nó bình thường như thể ta phải ăn cơm để sống. Nhưng khi phim màu ra đời, trải qua nhiều năm phát triển, với công nghệ, màu sắc càng ngày càng rực rỡ, thì phim đen trắng trong thời đại như vậy mang trong mình ý nghĩa. Nó tôn lên những giá trị của sự đơn giản của cuộc sống, làm nổi bật lên chân dung và dẫn ta vào sâu hơn câu chuyện để tìm thấy trong đó số phận và sự tồn tại của con người. Frances Ha, bộ phim của đạo diễn Noah Baumbach với hai tông màu đen, trắng cho tôi cảm xúc như vậy. Một cảm xúc thuần khiết, đơn sơ về cách một cô gái vật lộn với cuộc sống để tìm đường đi cho chính mình tại thành phố New York rộng lớn.

Continue reading

Con người thay đổi hay lòng người cố chấp?

IMG_2214.JPG
Trong cõi vô thường của đời sống, không có gì là bất biến, mọi thứ rồi sẽ đổi thay. Chúng ta không có những câu chuyện vĩnh cửu như Ngưu Lang Chức Nữ năm này qua năm khác cứ ngày 7/7 là gặp nhau trên cây cầu Ô Thước trong đời thực, vì bản chất của con người, là sự tương thích với môi trường, thay đổi theo thời gian. Cuộc đời là hữu hạn, chúng ta không trường tồn như những nhân vật đóng đinh trong sách vở, chúng ta sống để rồi chết, ngắn hạn vậy, nên xét cho cùng, sự đổi thay trong nghĩa tích cực nhất của nó, là để sống tốt hơn hiện tại. Tôi đang muốn nói sự đổi thay trong tình yêu, một danh từ vĩnh cửu, nhưng lại là một trạng thái có thời gian, đôi khi ngắn, đôi khi dài, nhưng nó không có sự mãi mãi, nó có sự thay đổi nội tại. Hãy tưởng tượng tình yêu có hình cầu bất biến như quả đất, nhưng bên trong nó, qua các thời kì khác nhau, hình dạng bề mặt khác nhau, địa chất thay đổi… Ta thay đổi trong từng chu kì yêu của chính mình, ta là mặt nước và đỉnh núi của một quả đất hình cầu, nơi có một mặt trăng làm vệ tinh, soi sáng ta ánh sáng mờ mờ của hư ảnh, để ta lầm lũi bước trong đời với sự đau khổ và hạnh phúc đan nhau theo từng chu kì yêu của chính mình. Continue reading

Locke – Quay lưng lại với cả thế giới để sửa chữa lỗi lầm

IMG_2207.JPG

Trên chiếc Limousine, đạo diễn Leos Carax đã làm ra một trong những bộ phim xuất sắc nhất năm 2012 Holy Motors. Trên chiếc Limousine đó, một người đàn ông đóng nhiều vai khác nhau để đưa cho ta một cái nhìn toàn cảnh về những vấn đề của xã hội đương đại, lấy chiếc xe làm mạch chuyện, câu chuyện hướng ra bên ngoài cánh cửa xe được đóng mở liên tục để cho ta những cái nhìn khách quan về cuộc sống. Năm 2014, đạo diễn Steven Knight đặt cũng đặt một người đàn ông khác vào một chiếc BMW sang trọng. Nhưng khác với chiếc Limousine mà cánh cửa luôn được mở. Chiếc BMW đóng kín, không ai ra vào, người đàn ông đó lái xe suốt 85 phút của phim, chỉ một mình ông ấy, cùng chiếc điện thoại gắn trực tiếp vào xe, nói chuyện bằng loa ngoài. Ông ta giải quyết khủng hoảng của đời mình, chỉ có ông ta và vấn đề của chính mình. Không có những đoạn phim hồi tưởng, bộ phim chạy theo thời gian thực của chuyến hành trình trên chiếc BMW đó. Vậy điều gì bắt ta ngồi xem 85 phút một người đàn ông nói chuyện điện thoại trong chiếc xe của mình? Continue reading

Chỉ là mưa thôi…

10589098_10204180243563778_1724677213_nBắt đầu từ sáng sớm, cơn mưa to kéo dài dai dẳng suốt cả ngày. Tiếng hạt mưa rơi trên mái, gõ vào cửa sổ nghiêng hứng trời miệt mài và đơn điệu. Những hạt mưa không ngừng rơi từ độ cao nào đó nằm ở tầm bay tới của đôi cánh đại bàng, chúng đi xuyên không khí, tìm đến mặt đất, như thể lũ tinh binh lao mình đi đến quả trứng hòng tìm kiếm hy vọng tạo ra sự sống tiếp nối. Trong tiếng mưa, tôi nghe thấy điều đó, sự sống ở đâu đó bên ngoài kia đang nhờ những hạt mưa nuôi dưỡng mình.

Kết thúc vào chiều muộn, cơn mưa chấm dứt không lời như khi bắt đẫu để lại bầu trời một màu âm muội, xám và đầy bối rối. Đó là bầu trời chứa những tầng mây dày, giống như tấm thảm của một căn hộ trung cư cũ dùng đã lâu ngày và không thể nào giặt sạch màu thời gian, màu của bui trên nó nữa.  Nhiều tấm thảm như vậy chồng lên nhau, không phải kiểu chồng khít như khi ta xếp áo quần, nó là kiểu nửa vời, như thể một đứa trẻ đang nghịch ngợm vứt các thứ đồ lên nhau, nó bị lệch, méo và lộn xộn.  Những tầng mây u ám đó bám vào bầu trời cho ta một cảm giác như thể ta đang nhìn xuống đáy đại dương, nơi sâu thẳm, đầy những đe doạ, đầy những điều kì lạ, và đầy bất an.

Continue reading

The Wind Rises – Khi gió thổi lên…

thewindrisesThế giới sẽ mất đi sự trong trẻo thuần khiết nếu một ngày Hayao Miyazaki không làm phim nữa. Đó là điều gần như được khẳng định sau mỗi bộ phim mới của ông được công chiếu. The wind rises, bộ phim mới nhất, một đề cử cho phim hoạt hình xuất sắc nhất của Oscar, nhưng vô vàn đề cử từ người hâm mộ cho bộ phim hoạt hình trong trẻo nhất trong vài năm trở lại đây.

Là bộ phim tiểu sử được kể bằng hoạt hoạ về kĩ sư thiết kế máy bay của Nhật Jiro Horikoshi với đam mê sáng tạo, mong ước chiếc máy bay theo thiết kế của riewng mình (say này là chiếc máy bay chiến đấu Zero từng được sử dụng tại Trân Châu Cảng) có thể được bay trên bầu trời với hoàn cảnh nước nhật nghèo khó khi phải trải qua trận đôngj đất lịch sử tại Tokyo năm 1923, khủng hoảng kinh tế những năm 30, dịch bệnh và không khí chiến tranh bao trùm trước thế chiến thứ 2. Đan xen với khát vọng, đam mê đó là chuyện tình vô cùng lãng mạn và đầy tuyệt vọng với Nahoko – người bạn đời của ông. Continue reading

Calvary – Ai còn cần sự cứu rỗi của Chúa Trời?

CalvaryDiễn giải một cách đơn giản, người ta thường tìm đến tôn giáo khi người ta cần sự cứu rỗi cho cuộc đời họ. Chính vì vậy, trong một xã hội phát triển, những thân phận không gặp quá nhiều rắc rối để cần tìm đến sự cứu rỗi về mặt tinh thần, tôn giáo khi đó giống như một con thuyền không ai ở trên đó ngoài người thuyền trưởng, bám lấy tàu, đuổi theo con cá voi Moby Dick cho đến tận cùng cuộc đời. Cha James (Brendan Gleeson), mục sư của một thị trấn nhỏ tại Ai Len là người thuyền trưởng như vậy, ông chính là Ahab, và đạo diễn John Michael McDonagh là Ishmael người kể lại câu chuyện này bằng những hình ảnh tuyệt đẹp, một kịch bản giàu ẩn dụ về tôn giáo, về vô thường về sự tha thứ, và đức tin. Tất nhiên, so sánh vậy có đôi phần khập khiễng, nhưng thực sự, Cha James đã theo đuổi sự cứu rỗi với tư cách người đại diện của Chúa cho đến tận cùng. Continue reading